Viết về thầy cô tác giả Dương Văn Bốn

Hai năm dời xa mái trường cấp
3 tôi vẫn còn thấy mình nhỏ bé và cần sự bảo ban của thầy cô. Còn nhớ như in từng
khuân mặt, những gắn bó kỉ niệm với thầy cô: cô Nhung, thầy Sĩ, cô Thủy, thầy
Hòa, cô Hợp, thầy Vinh………. Trường thuộc một xã miền núi, còn thiếu thốn về vật
chất và tinh thần nhưng với nghị lực và
tình yêu nghề, các thầy cô vẫn luôn miệt mài soạn giáo án, để có những bài giảng
lý thú cho học trò nhỏ của mình.
Và người thầy mà để lại cho tôi nhiều kỉ niệm,
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đó là thầy Thắng, người thầy động viên tôi
những lúc khó khăn, chỉ bảo tôi ân cần từng bài học, giống như người cha thứ
hai của tôi. Thầy cũng là người mà tôi cảm thấy có lỗi nhiều nhất, có những điều giấu kín mà tôi chưa kịp nói. Đó là những
năm tháng học lớp 12, là một cô bé nhút nhát, ngoan ngoãn và cũng có niềm đam
mê học các môn xã hội, tôi thi được vào lớp chọn văn của trường, và được chọn
vào đội tuyển thi học sinh giỏi tỉnh văn- sử.
Ngược lại với những gì thầy đã
dạy tôi, phải biết khiêm tốn và thấy mình còn chưa giỏi, luôn phải học hỏi, có
lẽ ở cái tuổi mới lớn, tôi thấy mình ham chơi, và tự biết thỏa mãn với những gì
mình đạt được - Đó là nguyên nhân tôi thất bại. Những ngày tháng ôn luyện chờ
ngày thi thầy luôn lo lắng, thầy tận tụy và giành tâm huyết rất nhiều để dạy dỗ
chúng tôi. Vì xa trường mà đường đi lại khó khăn nên buổi trưa chúng tôi phải ở
lại trường, thầy vẫn thường xuyên thăm hỏi chúng tôi đã ăn cơm chưa, còn tôi chểnh
mảng và xao nhãng hơn trong học tập. Kết quả thi tỉnh môn văn tôi không có giải,
khi nghe thông báo tôi đã òa khóc, tôi khóc rất nhiều, không phải tôi khóc vì
mình thất bại, vì không có giải mà tôi thấy có lỗi với thầy, với những gì thầy
đã cho đi. Những giọt nước mắt ấy chính là lời xin lỗi mà tôi rất muốn nói với
thầy nhưng còn nghẹn ngào chưa thành lời. Thầy buồn, nhưng thầy vẫn nhẹ nhàng
an ủi tôi, “ không có giải cũng không sao, quan trọng là trò đã chiến thắng bản
thân mình”. Đó cũng là động lực khiến tôi quyết tâm hơn để bước vào giảng đường
đại học. Nhìn mái tóc đã vơi đi phần nào vì suy nghĩ cho học trò, đôi mắt hiền
từ chứa đầy ưu tư mà tôi thấy thương thầy hơn

Ngày
20/ 11 ngày của các thầy cô giáo cũng sắp tới, lại một ngày ý nghĩa như thế tôi
chưa thể về trường, nhưng trong trái tim tôi, cũng như rất nhiều những bạn học
trò đã từng đến với ngôi trường Tứ Sơn và được thầy cô dìu dắt những bước đầu
chập chững để bước vào đời sẽ luôn hướng về đó, gửi những lời tri ân sâu sắc tới
thầy cô. Tôi lại tự nhủ sẽ luôn cố gắng, ghi nhớ những gì thầy cô đã dạy bảo để
làm đẹp cho đời, sống ý nghĩa và học tập
tốt : “ Cơm cha áo mẹ chữ thầy, gắng công mà học có ngày thành danh”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng, nhớ thầy khi xưa”
Dương Văn Bốn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét